Theo quy định của Điều 354 Bộ Luật hình sự năm 2015, thì tội nhận hối lộ là hành vi bất hợp pháp và sẽ bị xử lý theo quy định. Cụ thể chúng ta sẽ cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây!
1. Hành vi nhận hối lộ
Khi thực hiện hành hành vi đưa hối lộ thì người nhận hối lộ phải thực hiện hoặc không làm một việc gì đó theo yêu cầu của người đưa. Hành vi hối lộ có thể diễn ra trước hoặc sau khi yêu cầu của họ được thực hiện.
Người nhận hối lộ lợi dụng chức vụ, quyền hạn nhận của mình để thực hiện hay không làm một việc vì lợi ích hoặc theo yêu cầu của người đưa hối lộ. Để dẫn tới hành vi hối lộ thì người đưa và người nhận sẽ thỏa thuận với nhau trước.
Thỏa thuận giữa hai bên có thể được thực hiện bằng nhiều hình thức khác nhau như bằng lời nói, bằng văn bản, hoặc bằng cách đưa ra những ám hiệu mà chỉ có họ mới có thể hiểu. Nhưng dù là thực hiện dưới bất kỳ hình thức nào thì cũng bị xử lý theo quy định của pháp luật.
Hành vi nhận hối lộ có thể được thực hiện trực tiếp hoặc qua trung gian. Cụ thể, hành vi nhận hối lộ trực tiếp là khi người có chức vụ, quyền hạn nhận tiền, tài sản hoặc tài sản có giá trị phi vật chất trực tiếp từ người đưa hối lộ. Còn là trung gian khi người nhận hối lộ thông qua người khác.
Bên cạnh đó, còn có những hành vi nhận của hối lộ tinh vi hơn bằng cách hợp pháp hóa. Ví dụ như được che đậy dưới vỏ bọc hợp pháp như nhận tiền thưởng, bán tài sản với giá cao hơn hoặc mua giá thấp hơn so với giá trị thực tế, hợp đồng vay tiền nhưng không hoàn trả,… Dù bất cứ hình thức nào đều bị cấu thành tội nhận hối lộ.
>> Có thể bạn quan tâm: Thời điểm đi phượt thích hợp trong năm
2. Khung hình phạt của tội nhận hối lộ
Theo quy định tại Điều 354 của Bộ Luật hình sự năm 2015 thì các khung hình phạt cho tội nhận hối lộ bao gồm:
Phạt tù từ 02 – 07 năm với những trường hợp nhận hối lộ tiền, tài sản hoặc tài sản có giá trị phi vật chất trị giá từ 02 – dưới 10 triệu đồng.
Phạt tù từ 07 – 15 năm với các trường phạm sau đây:
- Phạm tội có tổ chức: việc nhận hối lộ của những người có chức vụ, quyền hạn liên kết chặt chẽ với một cá nhân hoặc các tổ chức khác.
- Lạm dụng chức vụ, quyền hạn để thực hiện hoặc không thực hiện những việc được yêu cầu từ người hối lộ.
- Tái phạm nhiều lần cũng bị xử lý theo khung hình phạt này.
- Nhận tài sản hối lộ mà biết rõ đó là tài sản của Nhà nước
- Đòi hối lộ, sử dụng thủ đoạn xảo quyệt để yêu cầu, dọa nạt, ép buộc người khác phải đưa hối lộ cho mình để tư lợi cá nhân.
- Số giá trị hối lộ từ 100 triệu đồng đến dưới 500 triệu đồng
- Với các trường hợp hối lộ và hành vi của họ gây thiệt hại về tài sản từ 1 tỷ đồng đến 3 tỷ đồng cũng bị xử lý theo khung hình phạt này.
Phạt tù từ 15 năm đến 20 năm khi việc nhận hối lộ gây thiệt hại về tài sản từ 3 tỷ đồng đến 5 tỷ đồng và số tiền, tài sản họ hối lộ có giá trị từ 500 triệu đồng đến dưới 1 tỷ đồng.
Phạt tù từ 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình khi nhận hối lộ tiền, tài sản có giá trị từ 1 tỷ đồng trở lên. Số tiền thiệt hại do hành vi hối lộ gây ra từ 5 tỷ đồng trở lên.
Bên cạnh đó là các hình phạt bổ sung như tội phạm sẽ bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 – 05 năm, có thể bị phạt tiền từ 30 – 100 triệu đồng và tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản theo quy định.
Với những thông tin về khung hình phạt cho tội nhận hối lộ như trên, hy vọng sẽ giúp bạn có thêm những thông tin bổ ích. Để được tư vấn luật miễn phí tại văn phòng luật sư tại Hà Nội mời bạn hãy liên hệ với Luật Dương Gia để được tư vấn nhanh chóng nhất.
>> Xem thêm: Vai trò của logistics đối với nền kinh tế