Trước khi đi xuất khẩu lao động sang Nhật Bản, bạn cần phải tìm hiểu kĩ càng về khí hậu nhật bản, môi trường sống, đặc trưng văn hóa,… để có những sự chuẩn bị chu đáo nhất. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn một số thông tin hữu ích về khí hậu nhật bản. Hãy cùng tham khảo nhé!
Nhật Bản là một quốc gia rộng lớn, có diện tích là 379.954 km vuông, địa hình nằm xuôi bên sườn phía đông lục địa Châu Á. Nhật Bản được coi là một quốc gia hàng đầu thế giới về khoa học và công nghệ, trên thị trường lao động của Nhật có rất nhiều ngành nghề đa dạng và phong phú, thu hút rất nhiều người lao động Việt. Việt Nam là nước có số lượng người đi xuất khẩu lao động ở Nhật Bản đứng thứ 2 chỉ sau Trung Quốc.
Nhật Bản là nước thuộc vùng ôn đới, có 4 mùa trong năm đó là mùa xuân, mùa hạ, mùa thu và mùa đông.
Mùa xuân
Mùa xuân của Nhật Bản bắt đầu từ tháng 3 và kéo dài đến tháng 5. Những khu vực ở phía Nam của đảo Kyushu và các đảo Nansei sẽ có mùa xuân đến sớm hơn các vùng khác. Khí hậu nhật bản vào mùa xuân khá dễ chịu, nhưng đôi khi vẫn có sự thay đổi thất thường.
Nhiệt độ trung bình rơi vào khoảng 8 đến 20 độ C. Vào cuối tháng 5, Nhật Bản sẽ có những cơn mưa bất chợt kéo đến. Đây là mùa đẹp nhất ở Nhật Bản bởi mùa xuân là mùa có hoa anh đào nở.
Những người lao động Việt sang Nhật Bản lao động vào khoảng thời gian này có thể sẽ dễ dàng thích nghi với khí hậu nhật bản hơn những mùa khác. Mùa xuân ở Nhật Bản tuy tiết trời khá mát mẻ nhưng nhiệt độ trung bình vẫn thấp hơn mùa xuân ở Việt Nam vì vậy người lao động Việt nên chuẩn bị áo khoác mỏng đề phòng cảm thấy lạnh.
Mùa hạ
Mùa hạ đến thường được báo hiệu trước bởi những cơn mưa cuối tháng 5 và thực sự bắt đầu vào tháng 6 và kết thúc vào tháng 8. Mùa hạ là mùa mưa ở Nhật Bản do vậy sẽ có những cơn mưa thường xuyên kéo dài. Thời tiết mùa hạ khá nóng ẩm, nhiệt độ từ 18 đến 29 độ C, nhiệt độ lên cao nhất là khoảng 39 đến 40 độ C và thường tập trung vào tháng 8.
Mùa hạ ở Nhật Bản có nhiệt độ trung bình khá cao vì vậy ban đầu sẽ gây khó chịu cho người lao động Việt. Trong thời gian nhiệt độ nóng bức này, mọi người cần chú ý bảo vệ sức khỏe để tránh bị cảm nắng, đau đầu, chóng mặt, ảnh hưởng đến chất lượng công việc. Đặc biệt là đối với những người lao động chọn ngành xây dựng hoặc nông nghiệp, thường xuyên phải tiếp xúc với thời tiết ngoài trời.
Tin liên quan: Chi phí sinh hoạt 1 tháng ở Nhật Bản là bao nhiêu?
Mùa thu
Kết thúc mùa hè, mùa thu đến trả lại cho Nhật Bản bầu không khí dễ chịu hơn, nhiệt độ ở các khu vực khác nhau sẽ có sự chênh lệch đôi chút. Các khu vực ở phía bắc có nhiệt độ trung bình khoảng 12 độ C, các khu vực ở phía nam có nhiệt độ trung bình khoảng 26 độ C và ở phía tây có nhiệt độ khoảng 20 độ C. Mùa thu thỉnh thoảng sẽ hơi se lạnh và có những cơn bão nhỏ.
Người lao động cần phải chú ý đến sự thay đổi nhiệt độ từ hạ sang thu, sự chuyển biến khí hậu từ nóng sang se lạnh sẽ rất dễ khiến cơ thể bị ốm, vì vậy mọi người cần phải giữ gìn sức khỏe. Mùa thu sẽ có khí hậu se lạnh vào những tháng cuối bởi đó là sự chuyển giao sang mùa đông nên mọi người nên chuẩn bị những chiếc áo khoác mỏng.
Tin liên quan: Thế nào là công ty xuất khẩu lao động Nhật Bản uy tín?
Mùa đông
Có thể nói mùa đông ở Nhật Bản sẽ là mua khiến người lao động Việt khó thích nghi nhất. Mùa đông ở Việt Nam lạnh nhưng không có tuyết, mùa đông ở Nhật Bản có tuyết rơi và thường lạnh hơn ở Việt Nam rất nhiều. Khí hậu mùa đông ở Nhật Bản tương đối khô, nhiệt độ trung bình khá thấp, có những thời điểm nhiệt độ sẽ xuống âm độ.
Bởi khí hậu lạnh giá khắc nghiệt này nên người lao động nên chuẩn bị đủ áo giữ nhiệt và áo khoác dày, tránh để bị cảm lạnh.
Tùy thuộc vào từng khu vực sẽ có những chuyển biến khác nhau về khí hậu và tùy thuộc vào đặc trưng của từng ngành nghề mà người lao động lựa chọn, mọi người nên có những sự chuẩn bị chu đáo cho mình để đối phó với sự thay đổi của khí hậu Nhật Bản.
Trước khi đi xuất khẩu lao đông Nhật Bản, bạn cần chú ý những thông tin trên để có thể chuẩn bị trước quần áo nhé!
Tổng hợp: xkldnamhai.com và wikipedia.org