Những lưu ý khi thi công sơn chống thấm để công trình của bạn luôn bền đẹp

Nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, chính vì vậy độ ẩm không khí tương đối lớn, nhất là ở khu vực miền Bắc. Để đảm bảo cho các công trình xây dựng luôn bền đẹp thì xử lý chống thấm là bước làm vô cùng quan trọng và cần thiết. Trong bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ gửi đến bạn những lưu ý khi thi công sơn chống thấm, hãy cùng tìm hiểu nhé!

1. Xử lý bề mặt khu vực cần thi công chống thấm:

Lưu ý khi thi công sơn chống thấm 1

Xử lý bề mặt là lưu ý khi thi công sơn chống thấm đầu tiên mà bạn cần chú ý, bởi bước làm này càng được thực hiện kỹ càng bao nhiêu thì độ bền đẹp của lớp sơn sẽ tăng lên bấy nhiêu. Để xử lý bề mặt thi công đạt chuẩn, bạn cần:

+ Kiểm tra toàn bộ bề mặt công trình, xác định những vị trí có khe hở, vết nứt.

+ Đục các vết nứt theo dạng hình chữ V hoặc hình mang cá có độ sâu khoảng 2cm và sử dụng keo trám hoặc hợp chất chống thấm chuyên dụng lên vết nứt. Đợi lớp keo/ lớp chống thấm thứ nhất khô, sau khoảng 6 đến 8 giờ bạn kể từ khi quét lớp thứ nhất, bạn hãy quét lớp keo/ hợp chất chống thấm thứ hai lên và đợi khô hoàn toàn.

+ Loại bỏ các dị vật trên bề mặt thi công như đinh, ốc vít,… 

+ Tiến hành chà nhám toàn bộ bề mặt thi công, loại bỏ lớp sơn cũ bị phồng rộp (nếu có) và toàn bộ rêu, mảng bám và nấm mốc ra khỏi bề mặt thi công.

+ Đảm bảo bề mặt thi công khô ráo, sạch sẽ, đối với công trình mới xây thì thời điểm thi công chống thấm tốt nhất là 1 tuần sau khi công trình được xây xong.

2. Lựa chọn sản phẩm chống thấm phù hợp: 

Lưu ý khi thi công sơn chống thấm 2

Để đảm bảo chất lượng công trình được tốt nhất, bạn cần lựa chọn được sản phẩm chống thấm phù hợp. Mỗi vật liệu chống thấm đều có những đặc tính riêng, tuy vậy, sơn chống thấm lại là sản phẩm mang đến nhiều đặc tính ưu việt nhất:

+ Độ che phủ cao, độ bám dính và khả năng chống thấm tốt.

+ Màu sắc tươi sáng, bền màu với thời gian, nhiều màu sắc đa dạng, giá trị thẩm mỹ cao.

+ Lớp sơn bóng mịn, dễ dàng lau chùi, có khả năng chống nấm mốc và kháng kiềm hiệu quả.

+ Giá thành hợp lý, đa dạng về mẫu mã và chủng loại, có nhiều dòng sản phẩm trên thị trường để bạn dễ dàng tham khảo.

+ Không đòi hỏi kỹ thuật quá phức tạp khi thi công, thời gian thi công nhanh chóng.

>> Gợi ý cho bạn:

 

3. Tuân thủ nguyên tắc thi công sơn chống thấm:

Lưu ý khi thi công sơn chống thấm quan trọng nhất chính là tuân thủ nguyên tắc trong thi công, bao gồm:

+ Chống thấm nhiều lớp: Để gia tăng hiệu quả chống thấm một cách tối ưu nhất, bạn cần thực hiện chồng nhiều lớp chống thấm khác nhau. Đối với các bề mặt nhiều vết lõm và không bằng phẳng, bên cạnh việc chà nhám, vệ sinh thì bạn cũng cần thực hiện bả matit để bề mặt bằng phẳng và gia tăng độ bám dính, sau đó sơn lớp lót rồi mới sơn phủ bề mặt.

Lưu ý khi thi công sơn chống thấm 3

+ Thực hiện chống thấm từ phía nguồn nước: Với phương pháp thi công này, việc chống thấm công trình vừa chủ động, vừa đạt hiệu quả cao vì bạn đã xác định được điểm xuất phát của nguồn nước.

+ Đảm bảo kết cấu của bề mặt thi công luôn chắc chắn, bền chặt: Nếu khu vực cần chống thấm có kết cấu bê tông cốt thép thì việc dầm chặt sẽ  giúp công trình chắc chắn hơn, đồng thời cũng gia tăng khả năng chống thấm.

4. Quy trình thi công sơn chống thấm đạt chuẩn

Một lưu ý khi thi công sơn chống thấm quan trọng khác mà chúng tôi muốn chia sẻ đó chính là việc đảm bảo quy trình thi công đạt chuẩn với đầy đủ các bước sau:

+ Bước 1: Chuẩn bị bề mặt: Hãy xử lý bề mặt thi công thật cẩn thận trước khi tiến hành sơn để đảm bảo lớp sơn chống thấm đạt độ bám dính cao nhất có thể.

+ Bước 2: Thực hiện bả matit đối với những khu vực, bề mặt thi công không bằng phẳng: Bước làm này không chỉ giúp công trình có độ thẩm mỹ cao hơn mà còn giúp cho lớp sơn liên kết tốt hơn với tường.

Lưu ý khi thi công sơn chống thấm 4

+ Bước 3: Thực hiện sơn lớp sơn lót cho công trình: Sử dụng rulo lăn sơn lên bề mặt, có thể dùng chổi quét với những khu vực như góc tường, những nơi có họa tiết để đảm bảo lớp sơn được phủ đều lên toàn bộ bề mặt. Có thể sơn lớp lót thứ 2 đối với những khu vực có nguy cơ ẩm mốc cao như nhà tắm, nhà vệ sinh, tường ngoài trời,…

+ Bước 4: Sơn phủ hoàn thiện: Lớp sơn này quyết định mức độ hoàn hảo của quá trình thi công, chính vì vậy bạn hãy lăn sơn thật đều và đảm bảo không để bọt khí còn đọng lại trên bề mặt thi công nhé!

+ Bước 5: Nghiệm thu công trình và đưa vào sử dụng: Đây là bước làm đảm bảo an toàn và chất lượng công trình mà nhà thầu đã cam kết với chủ đầu tư từ trước đó.

Lưu ý khi thi công sơn chống thấm 5

Lưu ý không nên thi công chống thấm dưới ánh nắng mặt trời gay gắt, điều này có thể khiến cho lớp sơn bị phồng rộp gây ảnh hưởng đến chất lượng chống thấm. Bạn cũng cần thi công nhanh và không nên trộn quá nhiều sơn cùng lúc để tránh cho vật liệu vón cục gây lãng phí.

Trên đây là những lưu ý khi thi công sơn chống thấm mà bạn cần biết, hy vọng rằng bài viết sẽ giúp bạn có thêm những thông tin hữu ích để xây dựng công trình bền đẹp. Nếu có bất cứ thắc mắc gì, bạn vui lòng liên hệ với chúng tôi để nhận được sự hỗ trợ kịp thời nhất, chúng tôi sẽ luôn đồng hành cùng bạn!

>> Có thể bạn quan tâm: Sơn chống thấm nhà vệ sinh có mang lại hiệu quả cao không?
 

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *