Nguyên nhân dẫn đến cháy xe ô tô? Hướng dẫn cách phòng ngừa và xử lý cháy xe

Bất kỳ chiếc xe ô tô nào dù mới hay cũ cũng tiềm ẩn những nguy cơ chập cháy. Nếu bạn nắm rõ hệ thống an toàn trên ô tô và hiểu đúng cách phòng cháy, nổ xe ô tô cùng với việc bảo dưỡng xe ô tô định kỳ, sẽ giúp bạn hạn chế cháy nổ xe ô tô tối đa và tránh được những tai nạn đáng tiếc.

Nguyên nhân dẫn đến cháy xe ô tô

1: Chập điện

Hệ thống điện bị hỏng là một trong những nguyên nhân phổ biến có thể gây cháy nổ. Hệ thống điện được bố trí khắp chiếc xe. Khi xảy ra chập điện, một tia lửa sẽ phóng ra và khiến các chất dễ cháy bị rò rỉ bùng lên thành ngọn lửa.

2: Rò rỉ nhiên liệu, chất lỏng

Ngoài việc cháy nổ do chập điện thì việc rò rỉ các loại chất lỏng khác trên xe (dầu trợ lực tay lái, dầu phanh, dầu hộp số hay cả chất làm mát…) cũng rất dễ xảy ra cháy nổ. Bởi khi động cơ xe vận hành, các chất này hoạt động tuần hoàn và dễ dàng bị rò rỉ nếu như các ống dẫn nhiên liệu hay bình chứa hoạt động không ổn định hoặc bị va chạm.

Bên cạnh đó thì chất lượng xăng, dầu kém, giả, lẫn tạp chất thường bay hơi rất nhanh khiến các thiết bị dễ bị ăn mòn, kim loại lão hóa nhanh, động cơ chóng hỏng dẫn đến cháy nổ xe ô tô khi xăng dầu tiếp xúc với nhiệt độ cao hoặc tia lửa.

Lưu ý: Để phòng ngừa nguy cơ này là bạn thường xuyên kiểm tra và bảo dưỡng đúng quy cách vì xăng thường bị rò rỉ ở đầu nối bị hở hay ống dẫn bị lão hóa.

3: Cháy xe do tai nạn hoặc va chạm mạnh

Ở trường hợp này, xe ô tô bị cháy còn tùy thuộc vào mức độ va chạm. Hầu hết khu vực bảo vệ như cản trước, cản sau được thiết kế khá chắc chắn để bảo vệ các bộ phận bên trong như động cơ, ắc quy hay bình xăng.

Tuy nhiên thì đối với những cú tông mạnh chất lỏng rất dễ rò rỉ, bên cạnh hơi nóng và khói là điều rất dễ gây ra cháy xe. Để tránh rủi ro đáng tiếc trong trường hợp này bạn nên tránh xa chiếc xe bị hư hại càng nhanh càng tốt.

4: Động cơ hoạt động quá tải

Bản thân một động cơ quá nóng cũng không thể tự bốc cháy. Tuy nhiên, động cơ nóng lại làm cho các vòng đệm cao su hoặc nhựa dẻo có thể bị hỏng khiến những chất lòng trong động cơ như nhiên liệu, dầu nhớt, chất làm mát có thể bị rò rỉ ra ngoài. Các chất lỏng này hoàn toàn có thể tự bốc cháy khi rơi xuống các bộ phận khác như ống thoát khí.

5: Bộ phận chuyển đổi xúc tác quá nóng

Bộ phận chuyển đổi chất xúc tác là bộ phận nóng nhất và cũng là nguyên nhân gây cháy nổ cho xe thường bị bỏ qua nhất. Bộ phận này giúp chuyển đổi xúc tác là bộ phận nóng nhất vì phản ứng đốt cháy CO và nhiên liệu chưa cháy hết ra môi trường. Thông thường bộ phận chuyển đổi xúc tác chỉ bị nóng từ 648,9 độ C đến 871,1 độ C. Nhưng khi động cơ kém, lượng nhiên liệu không cháy hết phải xử lý ở đây lớn thì nó có thể nóng đến 1093,3 độ C. Khiến bộ chuyển đổi xúc tác nhanh hỏng và có thể đốt cháy các bộ phận cách nhiệt xung quanh lan đến các bộ phận khác như sàn xe, thảm trải sàn và gây cháy xe.

6: Để các đồ vật, chất dễ cháy nổ trong xe

Để các đồ như bật lửa, hóa chất, nước hoa… trong xe không cẩn thận. Bởi khi đỗ xe dưới trời nóng nhiệt độ cabin ô tô có thể tăng cao hơn từ 60 – 70 độ C. Nếu như các vật này nằm ngay vị trí ánh nắng trực tiếp chiếu vào thì sẽ rất dễ bị bốc cháy và phát nổ.

7: Bảo dưỡng kém hay lười bảo dưỡng

Việc lười bảo dưỡng, bảo dưỡng kém hay không quan tâm đến vấn đề bảo dưỡng xe định kỳ sẽ tạo điều kiện cho hỏa hoạn xảy ra. Sau một thời gian dài sử dụng các ống dẫn bị hở, nắp bình xăng đậy không kín hay thậm chí một con ốc chưa được vặn chặt hay tia lửa điện có thể xuất hiện nếu hệ thống dây bị ăn mòn, dẫn đến việc rò rỉ dầu ra ngoài và gây cháy nổ.

Cách phòng ngừa và xử lý khi cháy xe

Thường xuyên kiểm tra hệ thống điện

Là cách phòng tránh để đảm bảo hoạt động ổn định và an toàn, tránh trường hợp rò rỉ điện gây cháy nổ.

Cần chú ý đến các dây điện có bị chuột cắn, bị nứt, xuống cấp. Nếu cần bạn có thể thay mới càng sớm càng tốt.

Hạn chế đỗ xe quá lâu dưới trời nắng nóng

Việc đậu xe dưới trời nắng nóng quá 60 phút thì nhiệt độ taplo có thể tăng lên đến gần 70 độ C. Mức nhiệt độ này có thể làm biến dạng đồ nhựa, biến đổi hóa chất, thậm chí nổ bình cứu hỏa. Để tránh rủi ro bạn nên hạn chế đỗ xe quá lâu dưới trời nắng.

Thường xuyên bảo dưỡng định kỳ

Kiểm tra bảo dưỡng định kỳ rất quan trọng, việc bảo dưỡng không chỉ giúp cho xe luôn vận hành ổn định, giảm thiểu cháy nổ, hư hỏng đặc biệt giúp tăng tuổi thọ cho xe. Do đó bạn bên đua xe đi bảo dưỡng theo đúng lịch khuyến nghị của nhà sản xuất.

Tìm hiểu thêm: Xe đang di chuyển thì chết  máy: Nguyên nhân và cách khắc phục nhanh, hiệu quả nhất và Máy phát điện ô tô là gì? Dấu hiệu nhận biết máy phát điện ô tô gặp sự cố

Làm gì khi xe ô tô bốc cháy

  • Tắt khóa điện (trong trường hợp do sự cố ở đường ống dẫn nhiên liệu, việc tắt khóa điện sẽ giảm thiểu tối đa sự lan rộng của đám cháy)
  • Bình tĩnh đưa người trong xe ra ngoài (trong trường hợp phát hiện xe ô tô có mùi khét, nhìn thấy khói)
  • Dập lửa (dùng ngay bình chữa cháy được trang bị trong xe, hoặc vải thấm nước…) Nếu lửa bùng nhanh ngoài tầm kiểm soát tài xế cần nhanh chóng tránh xa đám cháy ít nhất 40m.
  • Tìm kiếm sự giúp đỡ (lúc này bạn nên gọi sự trợ giúp mọi người xung quanh hoặc gọi cứu hỏa theo số điện thoại 114).

Xem thêm: Dịch vụ sửa chữa ô tô lưu động 24/24
Cứu hộ ô tô Hà Nội 24/24
Dịch vụ sửa chữa theo yêu cầu
Xử lý các sự cố về xe hơi

Liên hệ với Gara 2S để được hỗ trợ tư vấn Hotline: 0398713887

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *