Kinh nghiệm du lịch bụi Hội An

Hội An phố cổ , luôn lọt top những thành phố đáng đến nhất của anh em dân phượt. Không chỉ vì cảnh đẹp mà còn vì con người cũng như ẩm thực nơi đây. Cùng tham khảo kinh nghiệm du lịch bụi Hội An của mình để có những chuẩn bị cho chuyến đi của mình nhé.p

Thời gian khám phá du lịch Hội An

Thời tiết Hội An mỗi năm có 2 mùa rõ rệt, mùa mưa kéo dài từ tháng 8 đến tháng 12 và mùa khô kéo dài từ tháng 1 đến tháng 7 hàng năm, thỉnh thoảng tùy vào thời tiết từng năm có thể có những đợt rét nhưng không quá lạnh và kéo dài.

 
– Thời điểm lý tưởng nhất đến Hội An là vào khoảng tháng 2 đến tháng 4, thời tiết lúc này hầu như không mưa và khá dễ chịu.
– Đi Hội An vào ngày 14 âm lịch hàng tháng để tham dự đêm phố cổ. Vào dịp này du khách sẽ có cơ hội được nghe các bài hát cổ truyền, chơi các trò chơi dân gian và thưởng thức các món ăn ngon tuyệt, đặc biệt được tận mắt nhìn ngắm những chiếc đèn lồng đỏ rực giăng khắp phố.

Tuy nhiên, Hội An cũng có một loại hình du lịch khá đặc biệt và độc đáo là du lịch bằng thuyền vào mùa lũ. Đến với Hội An mùa nước lũ, du khách sẽ được ngồi trên những chiếc thuyền ghe và được đưa đi tham quan khắp phố cổ. Một trải nghiệm thật sự rất đáng nhớ.

Phương tiện đi đến và tham quan phố cổ Hội An 

Thành phố Hội An cách Đà Nẵng khoảng 30km, từ đây có 2 hướng để đến được Hội An. Một là đi theo quốc lộ 1 về phía Nam khoảng 27km đến đường Vĩnh Điện rồi rẽ trái thêm 10km. Vào Hội An theo đường Huỳnh Thúc Kháng có thể ghé thăm Tháp Chàm Bằng Anh ở Vĩnh Điện. 
Con đường thứ hai gần hơn, vắng hơn, đi từ Trung Tâm Đà Nẵng qua cầu sông Hàn, vào tỉnh lộ Đà Nẵng – Hội An, ghé thăm Ngũ Hành Sơn, đến Hội An khoảng 30km. Từ Hà Nội và Sài Gòn các du khách có thể lựa chọn các nhà xe chất lượng cao đi Hội An, từ Đà Nẵng có thể thuê xe máy du lịch Đà Nẵng tự di chuyển tới Hội An hoặc thuê riêng một chuyến taxi để đi, nếu thuê taxi các du khách chú ý nên thống nhất giá cả với lái xe ngay từ đầu, không cần thiết sử dụng cách tính cước bấm đồng hồ.
Là một thành phố xanh và cũng không quá rộng, du khách tới Hội An rất thích di chuyển và đi lại bằng xe đạp. Hình thức này vừa thân thiện với môi trường, vừa tốt cho sức khỏe lại vô cùng hấp dẫn, nếu du khách muốn thử hãy xem danh sách các cửa hàng cho thuê xe đạp tại Hội An để liên hệ nhé. 

 Lưu trú tại Hội An

Là một thành phố thân thiện, homestay khá phổ biến ở Hội An. Ngoài ra với mạng lưới các khách sạn cao cấp cho tới các nhà nghỉ bình dân dày đặc, du khách không cần quá lo lắng về chỗ nghỉ khi tới với Hội An. Có điều nếu đi vào mùa cao điểm, các ngày lễ kỳ nghỉ dài du khách vẫn nên chủ động đặt phòng trước để không quá bị động. 

1/ Phố cổ Hội An

Khu phố cổ nằm trọn trong phường Minh An, diện tích khoảng 2 km², với những con đường ngắn và hẹp, có đoạn uốn lượn, chạy dọc ngang theo kiểu bàn cờ. Nằm sát với bờ sông là đường Bạch Đằng, tiếp đó tới đường Nguyễn Thái Học rồi đường Trần Phú nối liền với Nguyễn Thị Minh Khai bởi Chùa Cầu. Do địa hình khu phố nghiêng dần từ Bắc xuống Nam, các con đường ngang Nguyễn Huệ, Lê Lợi, Hoàng Văn Thụ và Trần Quý Cáp hơi dốc dần lên nếu đi ngược vào phía sâu trong thành phố. Đường Trần Phú xưa kia là con đường chính của thị trấn, nối từ Chùa Cầu tới Hội quán Triều Châu. 

2/ Nhà cổ Quân Thắng

Là một trong những nhà cổ được đánh giá là đẹp nhất Hội An hiện nay. Ngôi nhà có niên đại hơn 150 năm, mang phong cách kiến trúc vùng Hoa Hạ Trung Hoa. Qua năm tháng, ngôi nhà vẫn được bảo tồn khá nguyên trạng về kiểu dáng kiến trúc và các bài trí nội thất, giúp ta hình dung được phần nào lối sống của các thế hệ chủ nhân, những người thuộc tầng lớp thương gia ở thương cảng Hội An trước đây. Được biết, toàn bộ phần kiến trúc và điêu khắc gỗ rất sinh động, tinh tế của ngôi nhà này đều do các nghệ nhân làng mộc Kim Bồng thực hiện.

 Hi vọng với những chia sẻ của mình, các bạn đã sẵn sàng cho chuyến đi của mình nhé.

Có thể bạn quan tâm: 

Làm sao để đi tour Cù Lao Xanh trong ngày?

Top 5 địa điểm du lịch Đà Lạt không nên bỏ lỡ

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *