Hiện nay, Covid 19 có lẽ đang trở thành từ khóa “HOT” nhất trên tất cả các trang thông tin đại chúng. Sự bùng phát của dịch Covid 19 đã khiến cho ngành kinh tế trong tình trạng bị tổn thất nặng nề. Trong đó, ngành đầu tiên bị ảnh hưởng của Covid 19 có lẽ là ngành vốn được coi là con gà đẻ trứng vàng – du lịch và thời gian phục hồi chậm nhất chắc chắn vẫn là du lịch.
Khi có biến cố xảy ra, người ta sẽ ưu tiên các mặt hàng thiết yếu trước còn du lịch đi hay không cũng không quá quan trọng. Mọi người sẽ có xu hướng dừng đi du lịch khi kinh tế bị thiệt hại và sẽ bắt đầu sau cùng khi các ngành kinh tế khác đã được phục hồi. Đó là lý do nói rằng du lịch thực sự đã chịu cú sốc lớn trong giai đoạn Covid 19 bùng nổ.
Ảnh hưởng của Covid 19 khiến lượng khách giảm mạnh
04 tháng đầu năm là thời điểm vàng của khách quốc tế đến Việt Nam. Đây cũng là giai đoạn của các lễ hội lớn diễn ra trên cả nước, thu hút một lượng lớn khách du lịch nội địa. Xuất hiện tại Vũ Hán, Trung Quốc vào tháng 12/2019, ảnh hường của Covid 19 khiến giai đoạn vàng của du lịch bị lao đao trầm trọng.
Chỉ tính riêng tháng 2/2020 số lượng khách quốc tế đến Việt Nam giảm 37% so với tháng 1 và gần 22% so với cùng kì năm ngoái. Thị trường khách châu Á giảm gần 30% so với tháng 2/2019. Trong đó, khách Trung Quốc giảm đặc biệt giảm mạnh (hơn 60%), Hàn Quốc giảm 16%. Con số rất đáng lo ngại khi đây lại là hai thị trường chính trong thị phần du lịch của cả nước.
Lượng khách châu Mỹ cũng giảm hơn 20% so với cùng kì năm ngoái, trong đó khách du lịch Mỹ giảm nhiều nhất với 25%.
Trong khi đó, lượng khách nội địa trong 02 tháng đầu năm cũng suy giảm 8,8% so với cùng kì năm ngoái do chính sách tạm dừng tổ chức lễ hội, đóng cửa các điểm tham quan và hạn chế tụ tập nơi đông người của chính phủ nước ta.
Các cơ sở lưu trú lần lượt đóng cửa
Do diễn biến phức tạp, ảnh hưởng của Covid 19 không chỉ tác động trực tiếp lên số lượng khách đi du lịch mà còn tác động đến sự sống còn của các cơ sở lưu trú. Công suất hoạt động các cơ sở lưu trú giai đoạn này chỉ đạt 20-30% so với cùng kì năm ngoái.
Số lượng khách đặt phòng hủy tại các cơ sở lưu trú tại Hà Nội là hơn 80.613 lượt. Số ngày bị hủy phòng là khoảng 57.652 ngày.
Các khách sạn lần lượt tuyên bố đóng cửa ít nhất đến hết 30/04 như hệ thống Silk Queen, Hệ thống OHG sở hữu các khách sạn 4* & 5* như Oriental Suites Hotel & Spa, O’Gallery Premier Hotel & Spa, O’Gallery Majestic Hotel & Spa hay Thiên Minh Group với chuỗi khách sạn & tàu Victoria 5* cao cấp cùng rất nhiều các khách sạn trên khắp các tỉnh thành cả nước bắt buộc phải đóng cửa.
Hàng không chịu tổn thất nặng nề
Cũng giống như các cơ sở lưu trú, hàng không có thể duy trì cũng phụ thuộc vào số lượng khách nhất định. Theo thống kê ban đầu, ảnh hưởng của Covid 19 đã khiến cho ngành hàng không thất thoát gần 10.000 tỉ đồng. Chỉ tính riêng một chuyến bay để đưa kiều bào từ Anh về nước (khoảng 20-30 người), chiều đi không tải đã làm hàng không lỗ đến 700 triệu.
Theo như kịch bản xấu nhất được đưa ra nếu đến tháng 8 hàng không mới khởi sắc trở lại thì thiệt hại so với năm ngoái vẫn giảm gần 20%. Trong khi đó, chắc chắn lượng khách cuối năm nay vẫn tiếp tục giảm do tâm lý e ngại di chuyển và các chuyến đi thường sẽ được rời sớm nhất sang năm sau.
Nhân lực ngành du lịch trong tình trạng thất nghiệp kéo dài
Cùng tình trạng tụt dốc kéo dài, nhân lực của du lịch cũng đang trong bờ vực thất nghiệp triền miên. Trong khi đã xác định du lịch là ngành sớm nhất bị ảnh hưởng thì nhân lực ngành này cũng đã sớm không có việc làm.
Cuộc họp nhân sự tại khách sạn Emeral Water Hà Nội được lan truyền trên mạng xã hội chính là phát súng nổ đầu tiên về hệ quả sau những chuỗi ảnh hưởng của Covid 19. Số nhân viên được đi làm hưởng lương 4 triệu/ tháng, không phân biệt chức vụ bằng cấp. Các nhân viên về quê thì sẽ được hỗ trợ 1,5tr/ tháng coi như hỗ trợ thất nghiệp. Đó mới chỉ là giai đoạn đầu chống dịch, Việt Nam mới chỉ có 16 ca nhiễm bệnh nhưng trước diễn biến khó lường của đại dịch thì gần như đây là quyết định duy nhất.
Các công ty du lịch, khách sạn, nhà hàng lần lượt cắt giảm biên chế đến 60% hay các công ty đa quốc gia thậm chí còn giảm 4/5 số lượng nhân viên. Ít nhất là cho đến hết tháng 06 hơn 80% nhân sự không có việc làm. Nếu tình hình khó khăn hơn thì tình trạng thất nghiệp chắc chắc cũng kéo dài hơn.
Tình trạng nhân sự du lịch thất nghiệp kéo dài nhưng người ta vẫn nói “công việc thất nghiệp chứ năng lực không bao giờ thất nghiệp”. Các bạn vẫn hoàn toàn có thể tìm được cho mình những công việc part time tại nhà để kiếm thêm thu nhập như: dịch thuật (đây là thế mạnh khi rất nhiều nhân sự du lịch có thể viết nói được ngoại ngữ), sáng tạo nội dung video, viết bài trên blog du lịch nếu bạn có thêm khả năng viết lách. Đối với bạn nào có tham vọng muốn kiếm tiền được nhanh hơn và thích đầu tư thì tham gia giao dịch chứng khoán, giao dịch Forex tại nhà cũng là một lựa chọn đáng để lưu tâm.
Có thể bạn quan tâm: Các cách đầu tư hiệu quả 2020
Lời kết
Nhìn vào thực tế chúng ta thấy được rằng, ảnh hưởng của Covid 19 thật sự không hề nhỏ đến với ngành du lịch vốn là ngành “ăn nên làm ra” trong mấy thập niên gần đây. Tuy nhiên, thách thức cũng chính là cơ hội. Hi vọng ngành du lịch sẽ lấy những khó khăn này trở thành nền tảng để củng cố sơ sở kinh doanh, thiết kế thêm các sản phẩm đặc sắc, đào tạo nhân sự chất lượng cao hơn để chào đón du lịch trở lại thời kì vàng son của mình.