Chế độ tai nạn lao động là một trong những chế độ rất quan trọng của bảo hiểm xã hội. Việc để xác định điều kiện hưởng chế độ tai nạn vẫn còn nhiều hạn chế, mặc dù bạn bị tai nạn trên đường đi làm hay trên đường đi về thì đều được coi là tai nạn lao động. Hãy tìm hiểu vấn đề này qua bài viết dưới đây các bạn nhé!
>> Xem thêm: Những sự thật thú vị về sáo mèo dân tộc Việt
1. Đối tượng để áp dụng chế độ tai nạn lao động
Căn cứ vào Điều 42 của Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 quy định: “Đối tượng để áp dụng chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp là người lao động được quy định tại các điểm a, b, c, d, đ và e, h khoản 1 Điều 2 của luật này”.
Dẫn chiếu theo quy định tại các điểm a, b, c, d, đ và e, h khoản 1 Điều 2 của luật này thì đối tường được áp dụng chế độ bao gồm:
- Các cá nhân làm việc theo hợp đồng lao động (HĐLĐ) không có thời hạn, HĐLĐ theo thời vụ hay theo một công việc có tính chất nhất định và thời gian phải đủ từ 3 tháng đến 1 năm, kể cả những hợp đồng đã được ký kết giữa người sử dụng lao động với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi căn cứ theo quy định của pháp luật về lao động.
- Những người làm việc dựa theo hợp đồng lao động có thời hạn đủ 1 tháng đến 3 tháng.
- Cán bộ, công chức, viên chức.
- Công nhân quốc phòng, công an, những người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu.
- Sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ; sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân; người làm công tác cơ yếu được hưởng lương như đối với quân nhân; sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật công an nhân dân.
- Hạ sĩ quan, chiến sĩ công an nhân dân phục vụ có thời hạn; hạ sĩ quan, chiến sĩ quân đội nhân dân; học viên quân đội, cơ yếu đang theo học đươc hưởng sinh hoạt phí.
- Những người quản lý doanh nghiệp và những người làm quản lý điều hành hợp tác xã có được hưởng tiền lương.
Như vậy chỉ có những trường hợp trên mới có thể áp dụng chế độ tai nạn. Vì thế những người không thuôc các trường hợp trên thì không đủ điều kiện và mặc nhiên bị loại trừ hưởng chế độ tai nạn.
>> Có thể bạn quan tâm: tư vấn pháp luật lao động miễn phí
2. Điều kiện hưởng chế độ tai nạn
Căn cứ vào Điều 43 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 quy định:
“ Những người được hưởng chế độ tai nạn lao động khi có đủ các điều kiện sau:
– Trường hợp nếu bị tai nạn thì thuộc một trong các trường hợp sau:
- Ở nơi làm việc và đang trong giờ làm việc;
- Đang đi thực hiện nhiệm vụ được gia ở bên ngoài, trong giờ hoặc ngoài giờ;
- Trên đường đi và về từ nhà đến nơi làm việc trong khoảng thời gian và đoạn đường hợp lý.
Như vậy, trường hợp người lao động bị tai nạn lao động ở nơi làm việc và trong giờ làm việc nhưng tai nạn đó lại không dẫn đến việc suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên thì cũng sẽ không đủ điều kiện hưởng chế độ.
Tương tự, cũng giống như các trường hợp tai nạn trên tuyến đường đi làm hay tai nạn ngoài giờ khi đang thực hiện yêu cầu của người sử dụng lao động và nếu mức suy giảm khả nằng lao động dưới 5% thì cũng không được hưởng chế độ. Hai điều kiện này nếu đồng thời xảy ra thì người lao động mới đủ điều kiện hưởng chế độ.
Một vấn đề khác khó xác định ở đây là nếu trường hợp người lao động bị tai nạn trên tuyến đường từu nhà đến nơi làm việc như thế nào thì được coi là trong khoảng thời gian và tuyến đường hợp lý.
Việc này phải căn cứ theo hồ sơ giải quyết vụ tai nạn của cơ quan công an hay giấy xác nhận của chính quyền địa phương…
Tóm lại, để thỏa mãn các điều kiện hưởng chế độ tai nạn lao động thì phải thỏa mãn đủ về đối tượng được áp dụng chế độ và các điều kiện để hưởng chế độ.
Các bạn cũng có thể tìm đến các công ty chuyên tư vấn pháp luật miễn phí để hiểu rõ hơn về các chế độ tai nạn các bạn nhé. Chúc các bạn sức khỏe và hạnh phúc.
Liên hệ chuyên gia tư vấn luật: CÔNG TY LUẬT DƯƠNG GIA – Phòng 2501, tầng 25, tháp B, Golden Land, 275 Nguyễn Trãi, phường Thanh Xuân Trung, quận Thanh Xuân, TP Hà Nội
>> Có thể bạn quan tâm: Cùng đắm chìm tâm hồn mình tràn ngập trong rừng hoa Đà Lạt