Di tích Côn Sơn, Kiếp Bạc nằm tại huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương. Đây là danh lam thắng cảnh nổi tiếng nhất của tỉnh Hải Dương, được coi là vùng đất “địa linh nhân kiệt”. Côn Sơn, Kiếp Bạc gắn với cuộc đời và sự nghiệp của Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn, của Danh nhân văn hóa thế giới Nguyễn Trãi và cũng là chốn sơ khai của Thiền phái Phật giáo Trúc Lâm từ thời Trần. Đây còn là địa danh cuốn hút lòng người bởi phong cảnh thiên nhiên xinh đẹp hữu tình cũng vẻ đẹp hoang sơ đặc biệt.Nếu có ý định đi du lịch đến Côn Sơn, Kiếp Bạc, bạn nên tham khảo những kinh nghiệm đi Côn Sơn Kiếp Bạc dưới đây để biết thêm về lịch trình, cũng như để giúp bạn tiết kiệm thời gian, chi phí và công sức.
1. Kinh nghiệm đi Côn Sơn Kiếp Bạc: Di chuyển
Nếu di chuyển từ Hà Nội, bạn có thể đi xe khách hoặc đi ô tô tự lái, xe máy cho chủ động.
Di chuyển bằng xe khách: Bạn bắt xe khách đi Cẩm Phả (xe có ở bến xe Mỹ Đình, với các hãng xe là Kumho Việt Thanh, Đức Phúc, Kalong) và nói nhà xe cho xuống ở ngã ba Sao Đỏ. Giá xe khách chỉ khoảng 70.000 đồng đến 100.000 đồng/lượt. Từ ngã ba Sao Đỏ, bạn đi xe ôm hoặc xe taxi ra Côn Sơn.
Di chuyển bằng xe máy hoặc ô tô tự lái: Bạn di chuyển theo hướng đường 18 đi Phả Lại, đến cầu Phả Lại bạn lưu ý đi khoảng 50km sẽ đến ngã ba Sao Đỏ, đi theo biển chỉ dẫn theo hướng Quảng Ninh khoảng 1km là rẽ trái, sau đó tiếp tục đi thẳng là tới Côn Sơn.
2. Thời gian du lịch Côn Sơn, Kiếp Bạc
Theo kinh nghiệm đi Côn Sơn Kiếp Bạc thì bạn nên đến Côn Sơn, Kiếp Bạc vào mùa lễ hội để trải nghiệm các giá trị văn hóa phi vật thể của dân tộc, thông qua các lễ nghi. Lễ hội Côn Sơn, Kiếp Bạc có tên gọi là lễ hội truyền thống mùa Thu, diễn ra trong 6 ngày, từ 15 đến 20 tháng Tám âm lịch.
Ngoài ra, mùa xuân cũng là mùa du lịch Côn Sơn, Kiếp Bạc khi rất nhiều khách thập phương về đây lễ bái, hành hương đầu năm.
3. Các địa điểm tham quan, lễ bái
Dưới đây là những địa danh mà theo kinh nghiệm đi Côn Sơn Kiếp Bạc bạn không nên bỏ lỡ.
Chùa Côn Sơn
Chùa nằm ngay chân núi Côn Sơn và tương truyến chính là chốn tổ của Thiền Phái Phật Giáo Trúc Lâm Đại Việt từ thế kỷ XIV. Cũng chính tại chùa Côn Sơn, Nguyễn Trãi đã viết “Bình Ngô Đại Cáo” – được coi là bản tuyên ngôn độc lập thứ 2 của dân tộc ta, sau bài thơ “Nam Quốc Sơn Hà” của Lý Thường Kiệt.
Nơi đây cũng cất giữ những kỷ vật trong cuôc đời và sự nghiệp của các anh hùng dân tộc, các danh nhân như Trần Nhân Tông, Huyền Quang, Pháp Loa, Trần Nguyên Đán…
Đền thờ Nguyễn Trãi
Tương truyền, đền thờ Nguyễn Trãi được xây dựng gần nơi có đền thờ Thân mẫu ông là bà Trần Thị Thái. Vị trí của ngôi đền cũng rất đặc biệt với thế tựa núi nhìn sông: Phía sau là Tổ Sơn, phía trước là hồ nước rộng, sau đó là núi Trúc Thôn, núi Phượng Hoàng, núi An Lạc, 2 bên là núi Ngũ Nhạc và Kỳ Lân – chính là tả Thanh Long, hữu Bạch Hổ.
Đền Kiếp Bạc
Ngôi đền được xây dựng nhằm tưởng nhớ công lao của Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn – người có công 3 lần dẹp giặc Nguyên Mông của Hốt Tất Liệt dưới triều nhà Trần. Đền được xây dựng trên nền dinh cư cũ của Hưng Đạo Đại Vương, nằm ngay trung tâm của thung lũng Kiếp Bạc, cũng có địa thế “tựa núi, nhìn sông”: Tựa lưng vào núi Trán Rồng, nhìn ra sông Lục Đầu. Ngoài khu đền chính, quần thể còn có hai ngôi đền trên núi Nam Tào và Bắc Đẩu.
Ngoài ra, một kinh nghiệm đi Côn Sơn Kiếp Bạc là trong quần thể Côn Sơn, Kiếp Bạc bạn còn có thể leo lên bàn cờ tiên, ghé thăm Giếng Ngọc, suối Côn Sơn.
Xem thêm :
Thành phần sữa mẹ gồm những gì? Liệu có tốt cho trẻ?
8 kinh nghiệm “vàng” để có chuyến du lịch rừng thú vị